Điểm Danh Các Loại Bánh Tết Mang Đậm Dấu Ấn Truyền Thống Độc Đáo

Điểm Danh Các Loại Bánh Tết Mang Đậm Dấu Ấn Truyền Thống Độc Đáo

Mâm cỗ Tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu các loại bánh Tết.

Mỗi loại bánh sẽ mang hương vị riêng, tạo nên hương sắc ẩm thực đặc trưng của vùng miền đó.

Ngay trong nội dung dưới đây bTaskee sẽ cùng bạn đi khám phá 11 loại bánh Tết nổi tiếng nhất đất Việt nhé!

I. Các loại bánh bánh Tết

1. Bánh chưng

Đối với người dân miền Bắc, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về thì người người, nhà nhà cùng tụ họp lại để gói bánh chưng đón Tết.

Loại bánh này có hình vuông, tượng trưng cho đất. Bánh chưng cũng là món bánh chính trong mâm cúng Tết của người dân Việt Nam.

Nhân bánh chưng là sự kết hợp hài hòa của 3 nguyên liệu: Đậu xanh, thịt ba chỉ heo, gạo nếp cùng các gia vị khác và được gói lại bằng lá dong xanh.

Hương vị bánh chưng thơm bùi, tạo nên sự vẹn tròn trong mỗi dịp Tết Cổ Truyền.

Bánh chưng có hình vuông, tượng trưng cho đất.
Bánh chưng có hình vuông, tượng trưng cho đất. 

2. Bánh tét 

Người Bắc có bánh chưng thì người miền Nam lại thân thuộc với bánh tét hơn.

Bánh chưng, bánh tét là cặp bài trùng không thể thiếu trong dịp Tết. Nhân và hương vị của bánh tét giống với bánh chưng, chỉ khác là loại bánh này thay vì gói vuông vắn thì sẽ được gói hình trụ dài.

Nhân và hương vị của bánh tét giống với bánh chưng.
Nhân và hương vị của bánh tét giống với bánh chưng.

3. Bánh giầy 

Bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, bánh giầy tròn tượng trưng cho trời.

Vỏ bánh được làm từ bột nếp rất dẻo và thơm.

Nhân bánh giầy được làm từ đậu xanh đã được sên khô. Người ta thường ăn bánh giầy kèm cùng chả lụa, chả quế để tăng thêm hương vị mặn mà, thơm ngon.

Bánh giầy tròn tượng trưng cho trời.
Bánh giầy tròn tượng trưng cho trời.

4. Bánh thuẫn

Bánh thuẫn có hình dáng và màu sắc giống bông hoa mai.
Bánh thuẫn có hình dáng và màu sắc giống bông hoa mai.

Bánh thuẫn có hình dáng và màu sắc giống bông hoa mai vàng nở rộ 5 cánh.
Bánh được làm từ bột bình tinh kết hợp với trứng, gừng và 1 số gia vị khác.
Thưởng thức miếng bánh thuẫn sẽ cảm nhận được hương vị béo ngậy, thơm dịu khó quên.

5. Bánh tai heo

Món bánh tai heo không chỉ được làm phổ biến vào ngày Tết mà ngày thường làm để ăn vặt cũng rất ngon.

Bánh có 2 lớp bột 2 màu khác nhau, sau khi được chiên, bánh rất giòn và thơm.

Thưởng thức bánh tai heo ngồi nhâm nhi cùng tách trà ngày Tết thì quá tuyệt!

Bánh tai heo rất giòn và thơm.
Bánh tai heo rất giòn và thơm.

 

6. Bánh in

Nổi tiếng ở mảnh đất cố đô Huế – Bánh in có hương thơm đặc trưng của dừa bào sợi và đậu xanh.

Bánh được đóng khuôn có in chữ Phúc – Lộc – Thọ mang không khí của ngày Tết.

Bày bánh in trên mâm cỗ cúng tổ tiên vừa đẹp bắt mắt lại còn cực kỳ ý nghĩa.

Bánh in có hương thơm đặc trưng của dừa bào sợi và đậu xanh.
Bánh in có hương thơm đặc trưng của dừa bào sợi và đậu xanh.

 

7. Bánh ít

Bánh ít là loại bánh đặc sản của quê hương Bình Định.

Bánh thường có màu đen của lá gai, hương thơm từ dừa, đậu xanh và lạc cực kỳ hấp dẫn vị giác.

Bánh mềm dẻo, không chỉ người trẻ mà đến các ông bà, các cụ đều cực kỳ yêu thích món bánh Tết này.

Bánh ít là loại bánh đặc sản của quê hương Bình Định.
Bánh ít là loại bánh đặc sản của quê hương Bình Định. 

 

8. Bánh đậu xanh

Hải Dương – Vùng đất nổi tiếng với bánh đậu xanh thơm ngon.

Đúng như cái tên, bánh được làm từ nguyên liệu chính là đậu xanh kết hợp cùng 1 số gia vị khác, đem đi đóng khuôn hoa văn hoặc hình vuông trông rất đẹp mắt.

Mọi người thường thưởng thức bánh đậu xanh với trà để tăng thêm hương vị.

Hải Dương - Vùng đất nổi tiếng với bánh đậu xanh thơm ngon.
Hải Dương – Vùng đất nổi tiếng với bánh đậu xanh thơm ngon. 

 

9. Bánh pía

Bánh pía là loại bánh được du nhập từ Trung Quốc và nổi tiếng ở vùng miền Tây Việt Nam.

Lớp vỏ bánh mỏng, giòn nhưng bên trong là nhân bánh pía thơm lừng góc bếp.

Nhân bánh rất đa dạng từ trứng muối, đậu xanh, sầu riêng,…

Vị nào cũng ngon, mùi nào cũng hấp dẫn.

Nhân bánh pía thơm lừng góc bếp.
Nhân bánh pía thơm lừng góc bếp.

 

10. Bánh gấc

Mâm cỗ cúng tổ tiên ngày Tết sẽ trông cực kỳ nổi bật và bắt mắt nếu được bày biện đĩa bánh gấc.

Loại bánh này này được làm từ bột nếp, đậu xanh, mè trắng và gấc nên có màu đỏ đặc trưng.

Bánh gấc dùng làm quà tặng dịp Tết biểu trưng cho lời chúc may mắn đầu năm.

Bánh gấc dùng làm quà tặng dịp Tết biểu trưng cho lời chúc may mắn.
Bánh gấc dùng làm quà tặng dịp Tết biểu trưng cho lời chúc may mắn.

11. Bánh xu xê (Bánh phu thê)

Bắc Ninh là quê hương nổi tiếng với món bánh xu xê.

Món bánh này thường phổ biến trong các dịp cưới hỏi hoặc lễ Tết.

Với các nguyên liệu đơn giản: Đậu xanh, bột nếp, dừa sợi cùng kết hợp tạo nên hương vị ngọt dịu, mùi hương hấp dẫn.

Bắc Ninh là quê hương nổi tiếng với món bánh xu xê.

12. Bánh tổ

Bánh tổ – Loại bánh đặc sản của vùng đất Hội An.

Bánh được làm từ bột nếp, đường nâu, gừng giã nhỏ và 1 chút mè trắng rắc lên trên mặt bánh.

Cách làm bánh đơn giản mà hương vị khi thưởng thức lại thơm ngon, khiến ai đã từng thưởng thức thì khó lòng có thể quên được.

Bánh tổ được làm từ bột nếp, đường nâu và gừng.
Bánh tổ được làm từ bột nếp, đường nâu và gừng.

13. Bánh cộ

Bánh cộ là 1 trong những loại bánh cần tới 12 giờ đồng hồ để có thể hoàn thành quy trình làm bánh.

Nguyên liệu của bánh đa dạng từ bột nếp, bột bình tinh, hạt sen, bột đậu xanh,…

Bánh có vị ngọt sắc, hơi khô nên thường được thưởng thức cùng trà.

Bánh cộ có vị ngọt sắc, hơi khô thường được thưởng thức với trà.

Bánh cộ có vị ngọt sắc, hơi khô thường được thưởng thức với trà.

II. Liên hệ

Với các loại bánh Tết mà The Queen Bakery vừa chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có thêm thật nhiều ý tưởng để chuẩn bị cho mâm cỗ dịp Tết Nguyên Đán này nhé.

Đừng quên theo dõi The Queen Bakery thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích và thú vị nào!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *